LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH GIA SƯ GIỎI?

Thứ tư - 03/08/2022 19:11

Gia sư giỏi là gia sư luôn biết truyền lửa cho học sinh

Gia sư giỏi là gia sư luôn biết truyền lửa cho học sinh
5 bí quyết giúp bạn trở thành một gia sư giỏi
 
  1. Gia Sư là gì?
Gia sư là một từ Hán Việt, trong đó “gia” có nghĩa là nhà, “sư” có nghĩa là thầy. Gia sư có nghĩa là thầy dạy học ở nhà, là những người được mời về nhà riêng để dạy học cho con em trong gia đình. 
Tóm lại, gia sư là nghề dạy học, cung cấp cho người học các kiến thức liên quan tới các môn học chính thức trong trường học như: Toán, Lý, Hóa, Văn, Sinh... Ngoài ra hiện nay, nhiều gia đình mời gia sư để phụ đạo, bổ sung kiến thức cho con em về những môn năng khiếu như đàn, vẽ, ca hát,..
Tùy vào năng lực của người dạy và yêu cầu của người học mà gia sư có thể nhận dạy một hoặc nhiều môn học cùng lúc. Với các công việc như: 
  • Ôn lại kiến thức đã học trên trường;
  • Giảng giải thêm nếu học sinh chưa hiểu;
  • Hướng dẫn học sinh giải bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập của môn học đang phụ trách dạy;
  • Ra bài mới giải để củng cố kiến thức....
 
Ngoài ra, ở giai đoạn ôn tập để thi cử, gia sư sẽ cùng học sinh hệ thống lại kiến thức của cả một học kỳ, ghi chú những kiến thức quan trọng, ôn luyện có hệ thống để đảm bảo đạt kết quả cuối kỳ tốt nhất có thể.
Với gia sư dạy các môn năng khiếu, gia sư sẽ hướng dẫn học sinh làm quen - học - thành thạo từng bước một, từ cơ bản đến nâng cao của lĩnh vực đang phụ trách.
  1. Tại sao phải trở thành gia sư giỏi?
Một khi đã trở thành gia sư giỏi, bạn sẽ có nhiều lợi thế, chẳng hạn như:
  • Có danh tiếng tốt, được nhiều người tìm học hoặc nhờ gia sư cho con, cháu họ.
  • Nâng cao thu nhập, chẳng hạn ban đầu thu nhập từ việc làm gia sư của bạn là 150 - 200K/ buổi, sau khi trở thành gia sư giỏi bạn có thể kiếm được tới 250 - 300K/ buổi hoặc 1 giờ dạy học.
  • Giúp bạn phát triển kỹ năng giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm để chuẩn bị cho các cơ hội nghề nghiệp sư phạm, trở thành giáo viên, giảng viên ở trường học hoặc trung tâm đào tạo.
  • Phát triển chuyên sâu kiến thức của bản thân, khả năng tư duy và đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh khác nhau.
Nhìn chung, trở thành gia sư giỏi bạn chỉ được nhiều mà không mất gì. Dĩ nhiên, hầu hết những gia sư yêu nghề, có định hướng rõ ràng đều muốn trở thành gia sư giỏi nhưng có làm được hay không, phấn đấu trong thời gian bao lâu và phấn đấu như thế nào thì bạn cần có phương pháp, sự tự định hướng và sự kiên trì.
      1. Một số bí quyết để trở thành gia sư giỏi
Để trở thành gia sư giỏi bạn cần 5 bí quyết như sau:
  1. Nhiệm vụ của bạn không chỉ là truyền “lửa” mà còn là giữ “lửa”
‘’Lửa’’ ý nói ở đây chính là niềm đam mê và hứng thú với học tập. Học sinh bạn phụ trách đòi hỏi bạn phải giải đáp hết bài tập mà học sinh được giao về nhà, bạn có thể làm tốt điều đó, nhưng bạn cần hướng dẫn học sinh để chúng tự làm.
Đa phần học sinh không có hứng thú với học hành vì chúng thấy việc làm bài tập, lĩnh hội kiến thức mới là quá khó, không nghĩ bản thân có thể vượt qua. Nếu bạn giúp học sinh vượt qua khó khăn đó bằng cách làm hộ học sinh thì thật là sai lầm lớn.
Vậy lúc này, gia sư chính là người biết khơi dậy niềm đam mê và thổi bùng ngọn lửa đam mê học hành, biết cổ vũ, biết động viên học sinh có thể tự tin vượt qua thử thách một cách từ từ. Dần dần, khi học sinh có nền tảng kiến thức chính là lúc gia sư nuôi dưỡng cho tinh thần học tập của các em lớn dần lên qua từng ngày, biến nó trở thành nguồn ý chí thì chắc hẳn bạn đã có thể tự tin mình là một gia sư giỏi.
  1. Nắm bắt được tâm lý, tính cách của học sinh:
Một gia sư giỏi kiến thức đến đâu nhưng lại chẳng thể dạy được cho ai, truyền đạt được cho ai thì cũng sẽ chẳng làm được lâu dài. Ngoài việc có lượng kiến thức rộng, gia sư còn phải là người giỏi về cách giao tiếp cũng như truyền đạt.
Cách truyền đạt của gia sư giỏi với mỗi học sinh theo cấp độ và trình độ đều có sự khác biệt. Nếu gia sư cấp 1 là sự làm quen, mềm mỏng, từ tốn chậm rãi, gia sư cấp 2 có sự thăng tiến hơn về sự nghiêm túc trong học tập, yêu cầu cao hơn. Thì gia sư cấp 3 sẽ lại càng đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và kiên nhẫn với lượng kiến thức rộng lớn cần truyền đạt cho học sinh của mình.
Gia sư cần nắm bắt được tốt tâm lý học sinh ở các độ tuổi này để có được cách cư xử và dạy học đúng đắn.
  1. Biết cách cân đối và tạo mối quan hệ với phụ huynh
Không phải cứ hoàn thành xong buổi học là xong nghĩa vụ. Gia sư giỏi phải là một người hiểu biết về các mối quan hệ xã hội. Việc tạo sự liên kết với phụ huynh học sinh chính là gây dựng niềm tin và sự tôn trọng mà phụ huynh dành cho gia sư dạy thêm cho con tại nhà.
Phụ huynh là những người hiểu con cái của mình nhất. Họ chính là người trực tiêp ở bên dạy dỗ bảo ban con và cũng là người đầu tiên thấy được những thay đổi ở con mình. Liệu thái độ học tập của con có cải thiện hơn, tích cực hơn hay không, hứng thú học tập hay không, cha mẹ phụ huynh có thể thấy rõ rệt điều này trong những ngày đầu.
Mỗi tuần, mỗi tháng gia sư cần có một bản báo cáo tiến độ học tập của học sinh để có thể đánh giá tổng quan nhất về năng lực học tập của các em.
4. Có tinh thần trách nhiệm cao.
Là phụ huynh ai cũng mong muốn mình tìm được gia sư giỏi và trách nhiệm cho con. Gia sư được gọi là có tinh thần trách nghiệm, khi bạn luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình trong mỗi buổi dạy học, bạn say mê giảng dạy, tâm huyết và luôn cố gắng truyền đạt lại kiến thức mà mình có được cho học sinh của mình. Bạn đi dạy không chỉ vì kinh tế, mà muốn mang lại giá trị nào đó cho học sinh cho cộng đồng, giúp học sinh của mình luôn tiến bộ trong quá trình học tập.
5.Tự đặt nguyên tắc
Trong quá trình giảng dạy, gia sư cùng học sinh của mình hãy cùng đặt ra những nguyên tắc, hãy viết chúng, dán lên tường và cùng làm theo. Nguyên tắc đó cần phải được thống nhất từ hai phía và cùng thực hiện công bằng.
Tôi sẽ ví dụ cho bạn một nguyên tắc mà tôi từng áp dụng rất hiệu quả cho việc dạy học sinh. Ví dụ: Mỗi buổi học học sinh làm ít nhất 10 bài tập toán dù biết học sinh không hứng thú nhưng nếu học sinh làm tốt, chính xác 5 bài thì sẽ giảm 1 bài; hoặc dự định sẽ viết 1 bài chính tả gồm 3 đoạn nhưng em viết đúng 2 đoạn sẽ không viết đoạn thứ ba. Để kích thích cũng như khích lệ học sinh.

Xem thêm: Full bộ Tài liệu tập huấn các môn SGK CTST L3Full bộ KHBD SGK CTST L3Tài liệu tự ôn tập cho HS tiểu học

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Đinh Văn Quyên
    Rất chuẩn cô Linh ạ!
      Đinh Văn Quyên   04/08/2022 11:41
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi